Nhà tuyển dụng nhân sự chia sẻ 10 điều ứng viên có thể làm để kiếm được công việc mơ ước

Original article in English available here

Translated by Nguyen Quynh Trang

Tìm kiếm việc làm là một công việc vô cùng căng thẳng nhưng chúng tôi đã đơn giản hóa quy trình cho bạn! Chúng tôi đều đã quen thuộc với việc phỏng đoán xem làm thế nào để chuẩn bị một hồ sơ lý lịch (resume) có thể khiến nhà tuyển dụng quan tâm cũng như áp lực phải gây ấn tượng với họ bằng toàn bộ kỹ năng trong buổi phỏng vấn thực tế. Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát các nhà tuyển dụng nhân sự của Shopee và đây là 10 lời khuyên toàn diện của họ dành cho các ứng viên!

Resumes

1. Đừng bao giờ gửi một resume vượt quá 3 trang

Đừng bao giờ lơ là việc thiết kế nội dung cho resume của bạn! Đó là yếu tố mấu chốt quyết định xem bạn có thể tiến vào vòng tiếp hay không!

Một resume quá dài sẽ chấm dứt sự hứng thú của nhà tuyển dụng ngay lập tức, theo một trong những người quản lý tuyển dụng đầy kinh nghiệm của Shopee. Họ thường sàng lọc từ 20 đến 50 resume trong một ngày (thậm chí nhiều hơn 50 trong thời kỳ bận rộn) và thường không dành quá năm phút cho mỗi resume.

Vì vậy, hãy cung cấp tối đa khoảng ba điểm cho mỗi kinh nghiệm công việc/thực tập. Dành nhiều khoảng trống để mô tả những thành tựu quan trọng của bạn tại những công ty trước đây. Ví dụ, bạn đã tăng doanh số lên đáng kể hay khởi động một quy trình làm việc mới hoặc chiến lược truyền thông xã hội? Bạn cũng có thể đề cập ngắn gọn về các mô tả công việc trước đây để nhà tuyển dụng tiềm năng có thể hiểu được những nghiệp vụ mà bạn từng giải quyết, có thể là vấn đề hành chính, những thách thức bị giới hạn thời gian hoặc hơn thế nữa.  

Nếu kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn là trong một startup tương đối mới, hãy cố gắng mô tả và chi tiết hơn vai trò của bạn ở đó. Lí do là những nhà tuyển dụng có thể không quen thuộc với startup đó và những phòng ban chức năng của nó, và bạn không muốn điều đó làm giảm giá trị công việc của bạn. Xét cho cùng, trong những công ty nhỏ nơi các hoạt động vận hành được sắp xếp hợp lý, nhân viên thường được mong đợi phụ trách nhiều trách nhiệm. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này trong resume của bạn.

2. Gia vị resume của bạn với những từ khóa từ mô tả công việc

Những điểm được đề cập đến trong mô tả công việc quyết định thông tin nào nên được ưu tiên trong resume của bạn

Để tăng hiệu quả của quá trình chọn lọc, nhiều công ty thường sử dụng phần mềm và công cụ để sàng lọc các từ khóa được đề cập trong mô tả công việc. Do đó, một bí quyết dành cho các ứng viên là thiết kế nội dung resume xoay quanh những từ khóa này. Xác định những kỹ năng cần thiết được liệt kê và đảm bảo chúng được lặp đi lặp lại trong resume của bạn. Với những vị trí mang tính chất kỹ thuật hơn, ví dụ như kỹ sư phần mềm, hãy thêm những chi tiết như phần mềm mà bạn quen thuộc.  

Những cách tiếp cận này có thể định vị bạn là một ứng viên thực sự quan tâm đến công ty, thay vì chỉ là một người đi “câu cá” – chỉ đơn giản là gửi một resume nội dung chung chung tới hàng loạt các công ty với hi vọng có thể được mời đến tham dự bất kỳ cuộc phỏng vấn nào.

Hơn nữa, tránh sử dụng hình ảnh không trang trọng trong resume của bạn mặc dù những hình ảnh này phù hợp với hồ sơ LinkedIn của bạn.

3. Thể hiện công việc trong quá khứ của bạn

Biên soạn một danh mục những thành tích đáng tự hào nhất của bạn cho đến nay và liên tục cập nhật những thông tin này

Mục tiêu của bước bước đầu tiên tất cả đều nhằm gây chú ý vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn tạo ấn tượng tại mọi thời cơ!

Ví dụ, mặc dù resume của bạn phải ngắn gọn, bạn vẫn có thể thể hiện toàn bộ hồ sơ của mình bằng cách lưu trữ thông tin công việc của bạn trên một trang web và bao gồm liên kết trong resume. Tạo một hồ sơ online của riêng bạn ngày nay thật dễ dàng với những trang web thân thiện với người dùng như Wix, WordPress SquareSpace. Trên hết, những website này hoàn toàn miễn phí. Hãy thử bao gồm liên kết tới trang LinkedIn của bạn trong resume, vì nó cho người phỏng vấn một cái nhìn thoáng qua về tính cách của bạn trước khi gặp mặt trực tiếp.

Ngoài ra, để xoa dịu nỗi sợ hãi của những bạn sinh viên đại học đang gặp khó khăn trong việc nâng cao điểm số trung bình (GPA) – các nhà tuyển dụng đã đề cập rằng điểm số học tập chỉ quan trọng đối với những sinh viên mới tốt nghiệp và có ít kinh nghiệm làm việc. Chẳng hạn, nếu hai ứng viên có cùng một quá trình học tập và kinh nghiệm thực tập tương tự thì ứng viên có điểm số cao hơn sẽ được ưu tiên. Điều này đồng nghĩa với việc kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào tính cách và phù hợp văn hóa!

4. Định dạng và ngữ pháp

Đừng bỏ qua việc đọc và kiểm tra lại! Thực tế, hãy làm việc này nhiều lần trước khi gửi resume của bạn

Các nhà tuyển dụng đã từng phân vân giữa việc một resume được thiết kế độc đáo sẽ tốt hơn hay một resume định dạng đen trắng là vừa đủ. Họ kết luận rằng điều này thay đổi theo vị trí ứng tuyển – ví dụ, một resume định dạng đen trắng là đủ với công việc liên quan đến công nghệ, nhưng resume được thiết kế độc đáo sẽ được đánh giá cao cho những vị trí mang tính chất sáng tạo.  

Tuy nhiên, tất cả các nhà tuyển dụng được khảo sát đều nhất trí rằng định dạng và ngữ pháp tồi tệ sẽ làm họ mất hứng thú ngay lập tức. Đây là phần mà các bạn ứng viên nên dành nhiều thời gian hơn! Ngoài ra, tránh sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ mà không làm tăng thêm giá trị.

Buổi phỏng vấn

5. Sử dụng STAR để chuẩn bị cho câu hỏi mở “Hãy cho chúng tôi biết thêm về bản thân bạn”

STAR giúp cấu trúc câu trả lời của bạn và tránh sự lan man

STAR là một câu trả lời mô tả tình huống, nhiệm vụ, hành động và kết quả.

Câu hỏi này nhằm mục đích cho phép người phỏng vấn phân tích các kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn và xem cách bạn thể hiện điểm mạnh của mình. Họ cũng đang cố gắng đánh giá kỹ năng mềm của bạn. Vì vậy, hãy thể hiện tính cách của bạn bằng cách chia sẻ quá trình suy nghĩ đằng sau những quyết định và hành động của bạn. Bạn cũng có thể nói về mối quan hệ công việc của bạn với các đồng nghiệp và người quản lý trước đây.

6. Thay đổi câu trả lời của bạn với từng công ty cụ thể

Trong suốt cuộc phỏng vấn, những nhà tuyển dụng liên tục đánh giá sự phù hợp của ứng viên với team

Các nhà tuyển dụng chia sẻ rằng những ứng viên trình độ tốt vẫn có thể bị loại nếu thể hiện cách cư xử kém bởi vì sau tất cả, họ đang tìm kiếm người có thể phù hợp với team. Chẳng hạn, một nhà tuyển dụng đã chia sẻ một trải nghiệm tồi tệ về cách một ứng viên hỏi “Xin lỗi, tôi có thể kiểm tra lại vị trí mà tôi ứng tuyển là gì không?”

Họ gợi ý các ứng viên nên thể hiện sự nhận thức về vị trí ứng tuyển bằng cách giải thích lý do bạn ứng tuyển với công ty hoặc vị trí cụ thể. Sau đó, làm nổi bật cách các kỹ năng của bạn có thể tăng thêm giá trị cho team.

Giới thiệu các điểm chính về động lực của bạn và đừng đưa ra những câu trả lời chung chung. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy thỏa mãn với thách thức mà môi trường làm việc có nhịp độ nhanh? Hoặc bạn có thích hệ thống phân cấp phẳng của công ty mà nó cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát sự sáng tạo?

Ngoài ra, tránh thể hiện bản thân quá mức. Điều này sẽ tạo ấn tượng về bạn không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng rất sẵn lòng để lắng nghe về những khả năng của một ứng viên nhưng khi bạn thể hiện một cách thái quá sẽ gây phản ứng ngược. Khiêm tốn một chút sẽ tạo ấn tượng tốt hơn! Nói chung, một nhà quản lý tuyển dụng chia sẻ “không ai không ưa thích một cá nhân tốt bụng, chăm chỉ và cá tính”.

7. Đặt câu hỏi thể hiện bạn thực sự hứng thú với vị trí ứng tuyển

Đây là cơ hội để bạn có thêm thông tin nội bộ về phúc lợi của nhân viên

Để bắt đầu, hãy hỏi về những nhiệm vụ mà bạn dự kiến sẽ thực hiện.

Ngoài ra, hãy nắm lấy cơ hội để đánh giá xem công ty có phù hợp với bạn không. Đào sâu và tìm hiểu thêm về văn hóa công ty. Ví dụ, hỏi người phỏng vấn về phần yêu thích nhất và phần không thích nhất của công việc.

Bạn cũng có thể lên kế hoạch trước đó bằng cách hỏi về các cơ hội phát triển sự nghiệp và liệu công ty có hỗ trợ nhân viên phát triển và chấp nhận luân chuyển vị trí hay không. Một nhà tuyển dụng đã từng đề cập rằng cô ấy chào đón những bạn ứng viên chủ động trong việc cải thiện bản thân bằng cách hỏi vị trí của mình so với những ứng viên khác – bạn đang có ưu thế hơn hoặc kém hơn so với ứng viên khác.   

8. Tránh những câu hỏi có vẻ kiêu ngạo

Hỏi về mức lương trước khi nhận được lời mời làm việc là câu hỏi không dễ chịu mà các nhà tuyển dụng gặp phải. Một nhà tuyển dụng gợi ý giữ lại câu hỏi về tiền lương và phúc lợi cho tới vòng cuối cùng và tránh đưa ra câu hỏi này ngay tại vòng đầu tiên – trừ khi được đưa ra bởi người phỏng vấn. Một vài vòng phỏng vấn đầu tiên sẽ tập trung vào văn hóa và trách nhiệm công việc.  

Tuy nhiên, nếu đây là mối quan tâm chính của bạn, bạn chỉ cần cố gắng khéo léo khi tiếp cận nó. Ví dụ, hỏi một cách lịch sự về độ cạnh tranh của công ty so với các công ty khác về phúc lợi và cơ hội phát triển cho nhân viên. Lưu ý tránh đưa ra câu hỏi của bạn với giọng điệu đòi hỏi.

Sau buổi phỏng vấn

9. Tiếp tục gây ấn tượng sau buổi phỏng vấn

Cố gắng để lại ấn tượng tốt và việc này sẽ giúp bạn nổi bật từ rất nhiều ứng viên còn lại

Người phỏng vấn phải tiếp xúc với nhiều ứng viên và một cách để bạn trở nên nổi bật là gửi tới họ một lời nhắn cảm ơn ngắn sau buổi phỏng vấn. Lịch sự luôn là một cử chỉ đẹp để tăng thêm điểm số của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

10. Đợi đến hai tuần trước khi hỏi về kết quả buổi phỏng vấn

Hãy kiên nhẫn và chờ đợi bởi vì các nhà tuyển dụng thường mất một khoảng thời gian trước khi có thể trả lời bạn

Sự lo lắng sau khi phỏng vấn có thể là sự thật và phím “Ctrl” và “R” của bạn có thể bị mài mòn bởi bạn đã “refresh” email của mình quá nhiều lần để chờ đợi một kết quả không đoán trước được.

Đừng lo lắng, các nhà tuyển dụng thường mất từ một đến hai tuần trước khi đưa ra câu trả lời cho ứng viên. Nhưng nếu bạn không nhận được câu trả lời sau khoảng thời gian đó, đừng chần chừ mà hãy gửi lại một tin nhắn follow-up.


Tại sao không thử thể hiện các kỹ năng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhân sự mới được đúc kết của bạn bằng cách ứng tuyển cho các vị trí tại Shopee? Chúng tôi không thể đảm bảo được đó là một công việc dễ dàng, tuy nhiên chúng tôi có thể hứa rằng đó là một trải nghiệm phong phú dành cho bạn – giống như những gì chúng tôi được nghe từ những internfull-time của chúng tôi!

Jocelyn Kaylee

#SHOPEEINSIDER | Jocelyn Kaylee brings out the best of others by telling their stories to the world. See Shopee's people through her eyes with the #lifeatshopee hashtag on LinkedIn! Connect with her here: https://www.linkedin.com/in/jocelynkayleeneo/

Leave a Comment
Share
Published by
Jocelyn Kaylee

Recent Posts